Bật mí lý do chó sợ sấm sét và tiếng động lớn

Lương Phương Thảo - Marketing Officer

Jena Thảo

Marketing Officer

26 tháng 5 2024
-
5-10 phút

Bật mí lý do chó sợ sấm sét và tiếng động lớn

Mùa mưa đã đến, các bạn thường thấy chó nhà mình trốn dưới gầm ghế, run rẩy hay sủa liên tục khi nghe thấy tiếng sấm. Đó là biểu hiện sợ sấm sét và tiếng động lớn ở chó cưng.

Hãy cùng Truoo Pet Care tìm hiểu vì sao chó lại sợ giông bão và âm thanh lớn nhé!

Các biểu hiện sợ sấm sét, tiếng động của chó

Nếu chú chó của bạn sợ giông bão hoặc tiếng động lớn, bạn có thể thấy chó thường trốn trong không gian nhỏ hẹp như gầm bàn, sau kệ tủ, trong góc nhà. Nhiều chú chó có biểu hiện run rẩy, sủa, đi lại không ngừng hoặc có hành vi phá hoại.

Theo Terry Curtis, một nhà nghiên cứu hành vi lâm sàn tại Đại học Thú y Florida, các triệu chứng khác của một chú chó lo lắng còn bao gồm “ tai và đuôi cụp xuống, mắt mở to, giãn đồng tử, thở hổn hển”

Nhiều chú chó bị hoảng sợ quá mức còn co giật cơ vận động và bỏ ăn trong nhiều ngày.

Chó thường trốn trong không gian hẹp mỗi khi có sấm sét hoặc nghe thấy tiếng động lớn.

Chó thường trốn trong không gian hẹp mỗi khi có sấm sét hoặc nghe thấy tiếng động lớn.

Lý giải vì sao chó sợ sấm sét

Chó là loài có giác quan nhạy cảm 

Thính giác của chó phát triển gấp 4 lần người bình thường. Chó có khả năng nghe được những âm thanh rất nhỏ và những âm thanh có biên độ cao. Con người chỉ có thể phân biệt được 16 hướng âm thanh trong khi chó có thể phân biệt được 32 hướng âm thanh.

Chính vì vậy, chó thường nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh hơn con người, đặc biệt là khi tiếng giông, sấm hoặc các tiếng động lớn như pháo nổ xuất hiện.

Chó thường nhạy cảm hơn với âm thanh lớn hơn so với con người.

Chó thường nhạy cảm hơn với âm thanh lớn hơn so với con người.

Chó Border Collie hoặc chó chăn cừu Úc có khuynh hướng di truyền chứng ám ảnh tiếng ồn. Kristen Collins, nhà nghiên cứu hành vi động vật ứng dụng, đã giải thích “Một số giống chó có vẻ nhạy cảm hơn và dễ mắc chứng sợ tiếng ồn hơn các giống chó khác. Sự nhạy cảm này có thể đang thể hiện khuynh hướng di truyền qua nhiều thế hệ.”

Ngoài ra, chó có thể nhận thấy sự suy giảm áp suất khí quyển. Sự thay đổi của khí quyển, tĩnh điện, gió, sấm sét và những âm thanh ầm ầm ở tần số thấp khiến chó không khỏi sợ hãi và bức bối.

Hội chứng lo lắng bị xa cách

Hội chứng lo lắng bị xa cách có thể khiến tình trạng sợ hãi của chó ngày một nặng nề hơn. Nếu chú chó của bạn trông có vẻ lo lắng, phá hoại đồ đạc khi bạn vắng nhà và cực kì phấn khích khi bạn về, có thể chó đang mắc hội chứng lo lắng khi bị xa cách. Nói cách khác, tình trạng này xảy ra khi chú chó của bạn quá gắn bó với bạn và bị căng thẳng nghiêm trọng khi không có bạn ở bên.

Đối với những chú chó, bạn là người đặc biệt quan trọng và là chỗ dựa tinh thần. Trong những thời điểm khó khăn, chẳng hạn như giông bão, những cái ôm, vuốt ve của bạn sẽ khiến chú chó bớt sợ hãi hơn. Chó cảm thấy an tâm khi có bạn ở bên an ủi.

Hội chứng lo lắng bị xa cách có thể khiến tình trạng sợ hãi của chó ngày một nặng nề hơn.
Hội chứng lo lắng bị xa cách có thể khiến tình trạng sợ hãi của chó ngày một nặng nề hơn.

Hiện tượng sốc tĩnh điện

Loài chó sợ sấm sét còn bởi vì hiện tượng sốc tĩnh điện. Nicholas Dodman, giám đốc khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Hành vi Chó (CCBS), cho biết các chú chó lớn có bộ lông dài và dày thường bị sốc tĩnh điện hơn những chú chó lông ngắn.

Trên thực tế, khi thời tiết mưa giông, sự ma sát giữa mây, không khí tạo ra tĩnh điện, khiến lông của chó xuất hiện hiện tượng tĩnh điện. Nếu chó chạm vào những đồ vật làm từ kim loại thì chúng sẽ bị giật điện nhẹ. Hiện tượng này tương tự như việc con người hay bị giật điện vào những ngày trời lạnh, khô và vào mùa đông.

Tĩnh điện xuất hiện trong không khí khi thời tiết mưa giông.
Tĩnh điện xuất hiện trong không khí khi thời tiết mưa giông.

Phải làm sao khi chó sợ sấm sét và tiếng động

Chuẩn bị chỗ trốn kín đáo cho chó cưng

Khi nghe thấy tiếng động to hoặc tiếng sấm, hầu hết các chú chó đều hoảng sợ và đi tìm chỗ trốn, vì thế, bạn có thể chủ động chuẩn bị cho chó một khu vực ẩn nấp, cách âm. Đồng thời, bạn cần để xa các vật làm bằng kim loại ra khỏi chỗ trốn của chó hoặc dùng vải phủ lên để tránh chó bị sốc tĩnh điện.

Huấn luyện chó quen với tiếng động bất thường

Bạn có thể huấn luyện thường xuyên chó bằng cách cho nghe các video tiếng sấm, tiếng pháo nổ với âm lượng nhỏ. Điều này giúp các chú chó bớt hoảng loạn, sợ hãi hơn trong mùa giông bão.

An ủi và động viên chó cưng

Khi chó đang có các biểu hiện sợ hãi, bạn nên ở bên cạnh chúng, an ủi và động viên bằng những hành động như vuốt ve, xoa đầu,... Điều này sẽ làm chúng cảm thấy bình tĩnh hơn đấy.

Bạn nên an ủi chó cưng để chúng giảm bớt sợ hãi.
Bạn nên an ủi chó cưng để chúng giảm bớt sợ hãi.

Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn chăm sóc thú cưng của mình được tốt hơn. Bạn có thể theo dõi thêm thông tin về Truoo Pet Care và các hướng dẫn chăm sóc chó, mèo cưng trên Facebook và mục Góc chia sẻ trên Website.

 

About the author
Lương Phương Thảo - Marketing Officer

Jena Thảo

Marketing Officer