Chó bị chảy máu mũi: Khi nào bạn nên lo lắng?

Lương Phương Thảo - Marketing Officer

Jena Thảo

Marketing Officer

01 tháng 1 2025
-
5 Phút
Mục lục

1. Chó bị chảy máu mũi nguy hiểm không? 

2. Nguyên nhân chó bị chảy máu mũi 

3. Dấu hiệu chó chảy máu cam 

4. Cách x chảy máu mũi cho chó 

5. Bác điều trị chó bị chảy máu cam như thế nào? 

6. Cách phòng ngừa chó bị chảy máu cam 

Kết luận 

Chó bị chảy máu mũi, hay chảy máu cam ở chó, là một hiện tượng khiến nhiều chủ nuôi lo lắng. Tuy không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng việc hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý sớm có thể giúp bạn bảo vệ an toàn cho chú chó của mình. 

 

1. Chó bị chảy máu mũi có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng chó bị chảy máu mũi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra: 

Nguy hiểm 

Chó bị chảy máu mũi do khối u, ngộ độc thuốc diệt chuột, chấn thương nặng hoặc các bệnh rối loạn đông máu. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể nguy hiểm tính mạng. 

Không nguy hiểm 

Chó chỉ bị chảy máu do hắt hơi mạnh, khí hậu khô hanh hoặc dị ứng nhẹ. 

Khi nào cần đưa chó đến bác sĩ thú y? 

  • Chó chảy máu nhiều và không ngưng lại sau 10 phút. 
  • Có các triệu chứng kèm theo như khó thở, mệt mỏi hoặc bỏ ăn. 

Chó bị chảy máu mũi phải làm sao? 

Đầu tiên, giữ chó bình tĩnh và đặt chúng nằm nghiêng để máu không chảy ngược. Sau đó, dùng khăn mềm hoặc bông gòn nhẹ nhàng ấn vào lỗ mũi để cầm máu. Nếu máu không ngừng sau 10 phút hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị. 

2. Nguyên nhân chó bị chảy máu mũi

Chó bị chảy máu mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: 

Chấn thương: Chấn thương vùng mũi có thể xảy ra khi chó bị tai nạn (như va chạm với phương tiện giao thông), té ngã mạnh, hoặc bị đánh trong lúc xung đột với các động vật khác. Những vết thương này có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong mũi, dẫn đến chảy máu. 

Nhiễm trùng: Viêm mũi hoặc xoang có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Triệu chứng đi kèm thường bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, thở khò khè hoặc mùi hôi từ mũi. 

Bệnh máu: Rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu khiến máu của chó khó đông hơn bình thường, dẫn đến chảy máu tự phát. Một số bệnh như Ehrlichiosis (bệnh do ve chó truyền) hoặc Leptospirosis cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống máu. 

U bướu: Các khối u có thể lành tính (polyp) hoặc ác tính (ung thư). U bướu có thể gây tắc nghẽn, kích thích hoặc phá vỡ niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu. 

Dị ứng: Các yếu tố kích ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất tẩy rửa hoặc khói thuốc lá có thể làm chó hắt hơi nhiều và gây tổn thương nhẹ niêm mạc mũi. Dị ứng thường đi kèm với triệu chứng ngứa, chảy nước mắt hoặc nước mũi. 

Chó bị dị ứng phấn hoa bị chảy máu mũi vì hắt hơi nhiều
Chó bị dị ứng phấn hoa bị chảy máu mũi vì hắt hơi nhiều

 

Khí hậu khô hanh: Môi trường khô khiến niêm mạc mũi dễ bị nứt và tổn thương. Trong những ngày khô hanh, niêm mạc mũi của chó khô và thỉnh thoảng có vảy máu. 

Ngộ độc thuốc diệt chuột: Các loại thuốc diệt chuột chứa chất chống đông máu như warfarin có thể làm máu không đông. Triệu chứng khác bao gồm bầm tím dưới da, chảy máu ở nướu hoặc tiểu máu. 

Ký sinh trùng: Ve chó hoặc các loại giun (như giun mũi Oslerus osleri) có thể ký sinh trong khoang mũi, gây tổn thương mạch máu. Thường kèm theo triệu chứng hắt hơi liên tục hoặc cọ xát mũi vào vật thể. 

Sốc nhiệt: Khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 40.5°C, các mao mạch trong mũi có thể bị vỡ do áp lực cao. Sốc nhiệt thường xảy ra vào mùa hè hoặc khi chó bị nhốt trong xe hơi quá lâu, kèm theo thở hổn hển, lưỡi đỏ rực và yếu mệt. 

3. Dấu hiệu chó chảy máu cam

Những biểu hiện của chó bị chảy máu mũi bao gồm: 

  • Máu chảy ra từ một hoặc cả hai lỗ mũi. 
  • Màu máu có thể đỏ tươi, sắm màu hoặc lẫn dịch nhầy. 
  • Hắt hơi liên tục. 
  • Chó chà xát mũi, bồn chồn hoặc mệt mỏi. 

4. Cách xử lý chảy máu mũi cho chó

Nếu chó bị chảy máu mũi, bạn có thể thực hiện các bước sau: 

  • Giữ bình tĩnh: Dỗ dành chó để chúng không hoảng sợ. 
  • Tư thế đúng: Đặt chó nằm nghiêng, đầu hơi cúi xuống để máu không chảy ngược. 
  • Cầm máu: Dùng khăn mềm hoặc bông gòn ấn nhẹ vào lỗ mũi. 
  • Theo dõi: Nếu máu không ngừng sau 10 phút hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức. 

5. Bác sĩ điều trị chó bị chảy máu cam như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ thú y sẽ đề xuất các phương pháp điều trị như: 

  • Chấn thương: Điều trị vùng tổn thương và kê thuốc kháng viêm. 
  • Nhiễm trùng: Dùng kháng sinh để kiểm soát viêm nhiễm. 
  • Ký sinh trùng: Loại bỏ ký sinh trùng và điều trị các biến chứng liên quan. 
  • Khối u: Xạ trị hoặc phẫu thuật nếu cần thiết. 
  • Ngộ độc: Sử dụng thuốc giải độc và hỗ trợ điều trị triệu chứng. 
Nếu chó bị chảy máu cam trong nhiều ngày, bạn cần mang chúng đến bác sĩ thú y ngay
Nếu chó bị chảy máu cam trong nhiều ngày, bạn cần mang chúng đến bác sĩ thú y ngay

6. ch phòng ngừa chó bị chảy máu cam

Chủ nuôi có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm nguy cơ chó bị chảy máu mũi: 

  • Khám sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. 
  • Tiêm phòng đầy đủ: Ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng. 
  • Giữ vệ sinh: Vệ sinh mũi, tai và mắt cho chó thường xuyên. 
  • Cung cấp môi trường sống an toàn: Hạn chế các vật dụng có thể gây va đập hoặc tổn thương. 
  • Theo dõi chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo bữa ăn cân đối để tăng sức đề kháng. 
  • Kiểm soát nhiệt độ: Tránh để chó tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. 

Kết luận 

Chó bị chảy máu mũi là tình trạng không nên xem nhẹ. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của thú cưng một cách tốt nhất. Đừng quên đưa chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và chăm sóc kỹ lưỡng để hạn chế các rủi ro không đáng có. 

 

Tại Truoo Pet Care, chúng tôi không chỉ quan tâm đến dinh dưỡng mà còn đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của thú cưng. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những mẹo chăm sóc hữu ích và các tin tức mới nhất giúp mèo cưng của bạn luôn khỏe mạnh và an toàn! 

 

Tìm hiểu ngay

Các dòng thức ăn hoàn chỉnh dành cho chó và mèo của Truoo Pet Care, sản phẩm được phát triển bởi Tập đoàn Hoàng Gia De Heus Hà Lan.

About the author
Lương Phương Thảo - Marketing Officer

Jena Thảo

Marketing Officer

Với am hiểu về dinh dưỡng và kinh nghiệm nuôi 2 chú mèo và 1 chú chó, mình muốn chia sẻ đến tất cả người nuôi thú cưng kiến thức mà mình đã đúc kết trong quãng thời gian dài làm trong ngành công nghiệp thức ăn cho chó mèo.