4 sai lầm phổ biến khi nuôi cá Koi khiến cá dễ mắc bệnh và giảm tuổi thọ
Mục lục
1. Tác hại của việc cho cá Koi ăn quá nhiều
1.1. Cá dễ mắc bệnh do ăn quá nhiều
1.2. Thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nước
1.3. Cách kiểm soát lượng thức ăn hợp lý
2. Tác hại của việc chọn thức ăn không phù hợp
2.1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá Koi
2.2. Thức ăn không cân đối dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của cá
2.3. Thức ăn thương mại và thức ăn tự nhiên – Cách kết hợp đúng
2.4 Hướng dẫn cách chọn thức ăn phù hợp cho cá Koi
3. Cho cá ăn không đúng giờ
3.1 Tác hại của việc cho cá ăn không đúng giờ
3.2 Xây dựng lịch trình cho ăn cố định
4. Không quan sát phản ứng của cá sau khi ăn
4.1 Đặt các câu hỏi trong qua trình quan sát
Kết luận

Việc cho cá Koi ăn đúng cách không chỉ giúp cá phát triển khỏe mạnh mà còn góp phần duy trì chất lượng nước trong hồ. Tuy nhiên, nhiều người nuôi cá Koi, đặc biệt là người mới bắt đầu, thường mắc phải bốn sai lầm phổ biến khi nuôi cá Koi sau: cho cá ăn quá nhiều, sử dụng sai thức ăn, cho cá ăn không đúng giờ, không quan sát phản ứng của cá sau khi cho ăn.
Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và môi trường sống trong hồ.
1. Tác hại của việc cho cá Koi ăn quá nhiều
1.1. Cá dễ mắc bệnh do ăn quá nhiều
Cá Koi không có dạ dày như con người, mà chỉ có ruột để tiêu hóa thức ăn. Khi ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa của cá phải làm việc quá tải, gây ra các vấn đề như:
- Khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa: Cá Koi có thể bị đầy hơi, bơi chậm chạp hoặc có dấu hiệu lờ đờ.
- Cá Koi bị phình bụng: Cho cá ăn không đúng cách, cho ăn thức ăn quá nhiều dẫn đến hiện tượng cá Koi bị béo phì, phần nội tạng trong cá phì lên chèn ép túi bong bong khí.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Khi hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, cơ thể cá phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, làm giảm khả năng chống chọi với bệnh tật.
1.2. Thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nước
Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến cá, lượng thức ăn dư thừa cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với chất lượng nước trong hồ:
- Gây tích tụ chất thải hữu cơ: Thức ăn không được tiêu thụ sẽ phân hủy thành chất hữu cơ, làm tăng lượng Amoniac (NH₃) và Nitrite (NO₂⁻) – hai chất độc hại đối với cá Koi.
- Làm giảm oxy trong nước: Khi thức ăn phân hủy, vi khuẩn sẽ tiêu thụ oxy để phân giải chất thải, dẫn đến tình trạng thiếu oxy, khiến cá Koi khó thở.
- Kích thích sự phát triển của tảo và vi khuẩn có hại: Nước hồ dễ bị xanh rêu hoặc bốc mùi khó chịu do tảo phát triển mạnh, tạo môi trường sống thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.

1.3. Cách kiểm soát lượng thức ăn hợp lý
Để tránh cho cá Koi ăn quá nhiều, người nuôi cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng.
Thứ nhất, Tiến sĩ David E.Bruchowitz, tác giả của cuốn sách “Koi: Hướng dẫn hoàn chỉnh cách chăm sóc và nuôi dưỡng", khuyến nghị người nuôi nên cho cá Koi ăn 2 lần mỗi ngày vào mùa hè và 1 lần vào mùa đông.
Thứ hai, bạn chỉ nên cho cá Koi ăn lượng vừa đủ trong 5 – 10 phút: Nếu sau thời gian này còn thức ăn thừa, nghĩa là bạn đã cho ăn quá nhiều. Bạn nên dùng vợt hoặc máy hút đáy hồ để loại bỏ ngay.
Thứ ba, bạn cần tùy chỉnh lượng thức ăn theo nhiệt độ nước:
- Trên 20°C: Cho ăn 2 – 3 lần/ngày với lượng vừa phải.
- Từ 15 – 20°C: Giảm số lần cho ăn xuống 1 – 2 lần/ngày.
- Dưới 10°C: Hạn chế hoặc ngừng cho ăn, vì lúc này cá Koi tiêu hóa rất chậm.
Thứ tư, sử dụng thức ăn nổi để dễ kiểm soát lượng ăn của cá: Nếu thấy cá ăn chậm lại hoặc ngừng ăn, cần ngưng ngay để tránh dư thừa.
Cuối cùng, dọn dẹp thức ăn thừa ngay sau khi cá ăn xong: Giúp giữ môi trường nước sạch và tránh ô nhiễm.
2. Tác hại của việc chọn thức ăn không phù hợp
2.1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá Koi
Mỗi giai đoạn phát triển của cá Koi cần một loại thức ăn phù hợp. Nếu lựa chọn sai loại thức ăn, cá có thể gặp nhiều vấn đề:
- Cá nhỏ ăn thức ăn viên lớn: Gây khó khăn trong việc nhai và tiêu hóa, làm cá dễ bị sặc hoặc bị tổn thương đường ruột.
- Cá trưởng thành ăn thức ăn quá nhỏ: Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, khiến cá chậm lớn, kém phát triển.
- Thức ăn có thành phần kém chất lượng: Một số loại thức ăn giá rẻ chứa nhiều bột cá kém chất lượng hoặc chất độn không có giá trị dinh dưỡng, khiến cá ăn vào nhưng không hấp thụ được dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch yếu.
2.2. Thức ăn không cân đối dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của cá
Thức ăn cho cá Koi cần đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu:
- Protein (30 – 40%): Giúp cá tăng trưởng nhanh, phát triển cơ bắp.
- Chất béo (3 – 10%): Cung cấp năng lượng, nhưng nếu quá nhiều có thể gây gan nhiễm mỡ.
- Vitamin và khoáng chất: Hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cá phát triển khỏe mạnh.
- Carotenoid (như Astaxanthin): Hỗ trợ cá lên màu đẹp và rực rỡ hơn.
Nếu chọn thức ăn không đảm bảo đủ các thành phần trên, cá có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến màu sắc nhạt nhòa, tăng trưởng kém hoặc dễ mắc bệnh.
2.3. Thức ăn thương mại và thức ăn tự nhiên – Cách kết hợp đúng
Cá Koi có thể ăn cả thức ăn thương mai (viên nén, dạng bột) và thức ăn tự nhiên (rau củ, giun, ấu trùng, tôm nhỏ). Tuy nhiên, bạn cần cân đối tỷ lệ sao cho phù hợp. Bạn có thể sử dụng công thức: 80% thức ăn thương mại + 20% thức ăn tự nhiên, từ đó đảm bảo cá nhận đủ chất dinh dưỡng mà vẫn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Một số loại thức ăn tự nhiên phù hợp:
- Rau củ: Xà lách, rau diếp, bí đỏ luộc – cung cấp chất xơ và vitamin.
- Trái cây: Cam, dưa hấu – bổ sung vitamin C, giúp tăng sức đề kháng.
- Thủy sản nhỏ: Giun đỏ, tôm nhỏ – giàu protein, giúp cá phát triển nhanh hơn.
2.4 Hướng dẫn cách chọn thức ăn phù hợp cho cá Koi
Bạn nên chọn thức ăn theo độ tuổi và kích thước cá:
- Cá nhỏ (<10 cm): Dùng thức ăn dạng bột hoặc viên nhỏ, giàu protein (30 – 40%).
- Cá trung bình (10 – 30 cm): Dùng thức ăn viên kích thước trung bình, kết hợp với rau củ.
- Cá lớn (>30 cm): Dùng thức ăn viên lớn, kết hợp với thức ăn tự nhiên như tôm, giun quế, cá nhỏ.
Chọn thương hiệu uy tín: Nên chọn thức ăn từ các thương hiệu nổi tiếng như Nishiki Goi để đảm bảo chất lượng.
Kiểm tra thành phần dinh dưỡng: Thức ăn cần chứa đủ protein, chất béo, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của cá.

3. Cho cá ăn không đúng giờ
Cá Koi là loài có phản xạ điều kiện, nếu cho ăn không đúng giờ hoặc không theo một lịch trình cố định, cá có thể bị stress và ảnh hưởng đến sức khỏe.
3.1 Tác hại của việc cho cá ăn không đúng giờ
- Rối loạn nhịp sinh học: Cá Koi quen với một lịch trình ăn uống nhất định, nếu thời gian cho ăn thất thường, chúng sẽ bị mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn uống không hiệu quả.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Cho ăn thất thường có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, dẫn đến rối loạn đường ruột.
3.2 Xây dựng lịch trình cho ăn cố định
Bạn nên cho cá ăn vào các khung giờ cố định trong ngày, ví dụ:
- Sáng: 7h30
- Trưa: 12h30
- Chiều: 17h30
Sử dụng máy cho ăn tự động: Nếu không thể cho ăn đúng giờ, có thể dùng máy cho ăn tự động để đảm bảo cá luôn được cung cấp thức ăn đúng lúc.
4. Không quan sát phản ứng của cá sau khi ăn
Quan sát phản ứng của cá sau khi ăn sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
Nếu bạn không để tâm đến vấn đề này, sau đây là một số tác hại có thể xảy ra:
- Khó hát hiện cá bị bệnh: Nếu cá bỏ ăn, nhả thức ăn hoặc bơi lờ đờ sau khi ăn, có thể chúng đang gặp vấn đề về sức khỏe nhưng nếu không quan sát, bạn sẽ không phát hiện kịp thời.
- Không kiểm soát được lượng thức ăn thừa: Nếu không quan sát, bạn có thể cho ăn quá nhiều, làm dư thừa thức ăn và gây ô nhiễm nước.
4.1 Đặt các câu hỏi trong qua trình quan sát
Sau khi cho cá ăn, bạn cần quan sát trong 5 – 10 phút để xem:
- Cá có ăn hết thức ăn không?
- Có cá nào bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường không?
- Cá có nhả thức ăn hay bơi yếu hơn sau khi ăn không?
Nếu phát hiện cá bỏ ăn hoặc có dấu hiệu bất thường, hãy kiểm tra chất lượng nước và theo dõi sức khỏe cá trong 1 – 2 ngày để có biện pháp xử lý kịp thời.
Kết luận
Để cá Koi phát triển khỏe mạnh và duy trì màu sắc đẹp, người nuôi cần tránh những sai lầm phổ biến khi cho ăn. Hãy kiểm soát lượng thức ăn hợp lý, chọn thực phẩm chất lượng, duy trì lịch trình cho ăn cố định và điều chỉnh khẩu phần theo mùa. Đồng thời, quan sát kỹ phản ứng của cá sau khi ăn để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, giúp cá luôn khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.
Tìm hiểu ngay
Các dòng thức ăn cao cấp dành cho cá Koi của Truoo Pet Care, sản phẩm được phát triển bởi Tập đoàn Hoàng Gia De Heus Hà Lan.
About the author

Jena Thảo
Marketing Officer
Với am hiểu về dinh dưỡng và kinh nghiệm nuôi 2 chú mèo và 1 chú chó, mình muốn chia sẻ đến tất cả người nuôi thú cưng kiến thức mà mình đã đúc kết trong quãng thời gian dài làm trong ngành công nghiệp thức ăn cho chó mèo.