Chó bị nấm da: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Mục lục
1. Nấm da xuất phát từ đâu?
2. Dấu hiệu chó bị nấm da
2.1 Chó bị nấm ở tai
2.2. Chó bị nấm tại nếp gấp da và trên cơ thể
2.3 Chó bị nấm ở bàn chân
3. Nguyên nhân khiến chó bị nấm da
3.1 Đặc điểm giống loài và môi trường sống
3.2 Chó con và chó già dễ bị nấm da
3.3. Tắm cho chó quá nhiều cũng có thể gây nấm da
3.4 Suy giảm hệ miễn dịch
3.5 Kích ứng da
3.6 Dị ứng
4. Cách điều trị nấm da ở chó
5. Chó bị nấm da nên ăn gì?
5.1 Omega 3
5.2 Vitamin E
5.3 Kẽm
5.4 Protein thuỷ phân
6. Các câu hỏi liên quan khác
6.1 Bệnh nấm ở chó có lây sang người không?
6.2 Chó bị nấm da kiêng ăn gì?

Cún cưng của bạn đang gãi liên tục, rụng lông từng mảng hoặc có mùi hôi khó chịu? Nếu đúng, có thể chó đang bị nấm da.
Là một trong 10 căn bệnh về da phổ biến ở chó, mặc dù nấm da không gây hại cho sức khoẻ của chó, nhưng nó sẽ khiến "nhan sắc” của chó tụt dốc không phanh, kèm tự cào xước bản thân, bỏ ăn và trở nên ủ rũ.
1. Nấm da xuất phát từ đâu?
Nghiên cứu từ Bệnh viện VCA Animals cho thấy da của thú cưng chứa nhiều loại vi khuẩn và nấm. Khi hệ miễn dịch của chó hoạt động hiệu quả, những vi khuẩn và nấm này không thể xâm nhập và gây bệnh về da. Ngược lại, nếu thú cưng có sức khỏe yếu và hệ miễn dịch kém, chúng sẽ dễ bị nhiễm trùng da và nấm.
Nhóm nấm dermatophytes, nấm men malassezia, trichophyton mentaprophytes,... là nguyên nhân gây nhiễm trùng da ở chó. Loài vi khuẩn này phát triển mạnh trên vùng da ẩm và ấm. Do đó, chó sống ở miền Bắc Việt Nam dễ bị nấm lông vào mùa nồm hơn ngày thường.
Chó có thể bị nấm da ở mọi độ tuổi, từ những chú chó con mới sinh được 1 tháng đến chó già. Nấm da không chỉ khiến chó sụt hạng nhan sắc mà còn khiến chúng chán ăn, lờ đờ, sụt ký.
Nghiên cứu chỉ ra ra rằng chó con dưới 6 tháng tuổi và chó già dễ bị nấm da hơn chó trưởng thành vì hệ miễn dịch kém.
2. Dấu hiệu chó bị nấm da
Chó có thể bị nấm ở nhiều vùng da khác nhau như: tai, nếp gấp da, bàn chân, nách,... Các dấu hiệu chó bị nấm da có thể khác nhau tuỳ thuộc vào vùng cơ thể bị ảnh hưởng.
2.1 Chó bị nấm ở tai
Nhiễm trùng nấm ở tai, hay còn gọi là viêm tai giữa là tình trạng khá phổ biến ở chó. Bệnh này thường có liên quan đến dị ứng thực phẩm.
Dấu hiệu chó bị nấm tai:
- Lắc đầu thường xuyên
- Gãi tai liên tục
- Dịch tai đặc, màu nâu
- Ống tai bị đỏ và viêm
- Tai có mùi hôi đặc trưng
Những giống chó tai dài như Cocker Spaniel, Labrador và chó săn chân lùn Basset Hound dễ bị nấm tai hơn các giống chó khác.
2.2. Chó bị nấm tại nếp gấp da và trên cơ thể
Viêm da do nấm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Bệnh viêm da do nấm thường liên quan đến dị ứng hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Dấu hiệu chó bị nấm da
- Da ngứa ngáy, khó chịu
- Xuất hiện những nốt đỏ nhỏ trên da
- Chó thường xuyên liếm hoặc gặm vùng da bị ảnh hưởng khiến da chuyển sang màu nâu theo thời gian
- Lông trở nên bóng nhờn
- Da dày lên bất thường
- Cơ thể có mùi hôi mốcnồng, đặc trưng
2.3 Chó bị nấm ở bàn chân
Nhiễm trùng nấm ở bàn chân thường liên quan đến dị ứng môi trường như phấn hoa, cỏ hoặc độ ẩm cao.
Dấu hiệu chó bị nấm ở bàn chân
- Liếm và nhai chân liên tục
- Da và lông giữa các kẽ chân chuyển sang màu nâu
- Xuất hiện vết loét hoặc vùng da bị viêm
- Vùng kẽ chân đỏ, sưng tấy hoặc có mùi khó chịu
Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên ở chó cưng, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời. Vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh nấm da, mang lại sự thoải mái và sức khỏe tốt nhất cho thú cưng của bạn.
3. Nguyên nhân khiến chó bị nấm da
Nấm là loài nấm cơ hội, chúng tồn tại trên da thú cưng từ trước nhưng không gây hại nếu chó khoẻ mạnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm phát triển mạnh mẽ và gây nhiễm trùng.
Các lý do phổ biến nhất khiến chó bị nấm da là: chó có bộ lông dày, thư, tiết nóng ẩm, nồm, chó già và chó con có sức đề kháng yếu dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn, tắm cho chó quá nhiều, chó bị suy giảm hệ miễn dịch, bị kích ứng da và dị ứng.
3.1 Đặc điểm giống loài và môi trường sống
Một số giống chó có bộ lông dày, rậm thường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm da hơn so với các giống chó lông ngắn. Ví dụ như Chihuahua, Poodle dễ mắc bệnh hơn do bộ lông dày và rậm của chúng giữ ẩm lâu, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Bên cạnh đó, môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng. Những chú chó sống trong điều kiện ẩm ướt, ít được tiếp xúc với ánh nắng hoặc không được vệ sinh đúng cách có nguy cơ cao bị nấm da. Lông ẩm ướt lâu ngày có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trên da.

3.2 Chó con và chó già dễ bị nấm da
Theo một số nghiên cứu, chó con dưới 6 tháng tuổi dễ bị nhiễm nấm hơn so với những chú chó trưởng thành. Điều này là do hệ miễn dịch của chúng còn chưa hoàn thiện, làn da vẫn còn nhạy cảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm dễ dàng tấn công.
Tương tự, những chú chó già cũng có nguy cơ cao bị nhiễm nấm. Khi tuổi tác ngày càng lớn, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, đồng nghĩa với việc làn da và bộ lông cũng không cò được khỏe mạnh như trước. Điều này khiến chúng dễ bị vi khuẩn và nấm xâm nhập, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da. Đặc biệt, những chú chó già thường có tốc độ hồi phục chậm hơn, khiến quá trình điều trị kéo dài và có nguy cơ tái phát cao.
3.3. Tắm cho chó quá nhiều cũng có thể gây nấm da
Nhiều người nghĩ việc tắm mỗi ngày sẽ giúp thú cưng sạch sẽ và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, thực tế là tắm rửa quá mức có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da của chó, khiến da khô và trở nên dễ bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Bên cạnh đó, nếu bạn không sấy khô lông hoàn toàn cho chó sau khi tắm, lông chó ẩm ướt trong thời gia dài có thể khiến chúng dễ bị nấm hơn. Bạn nên lau khô và sấy lông cho chó đúng cách để giữ cho làn da của chúng luôn khô thoáng.
3.4 Suy giảm hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch của chó bị suy yếu, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn và nấm, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Điều này có thể xảy ra do bệnh lý tiềm ẩn, chế độ dinh dưỡng không cân đối hoặc do tuổi tác.
3.5 Kích ứng da
Những chú chó bị ký sinh trùng ngoài da hoặc mắc bệnh về da thường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm. Khi da bị tổn thương và trở nên nhạy cảm, vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập, gây ra tình trạng viêm nhiễm.
3.6 Dị ứng
Dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng với môi trường (như cỏ, phấn hoa, bụi bẩn) có thể khiến da chó bị kích ứng, trở nên viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Nếu chó có dấu hiệu dị ứng, hãy tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc môi trường sống để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nấm da.
4. Cách điều trị nấm da ở chó
Việc điều trị nấm da ở chó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí của vùng da bị ảnh hưởng. Thông thường, viêm da do nấm có thể được kiểm soát bằng thuốc chống nấm kết hợp với sữa tắm cho chó chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ thú y.
Nếu nhiễm trùng chỉ xuất hiện ở một khu vực nhỏ trên da, bác sĩ thú y có thể kê toa các loại thuốc bôi chống nấm để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng hoặc nghiêm trọng hơn, việc sử dụng thuốc uống kháng nấm có thể được chỉ định để điều trị tận gốc.
Đối với viêm da do nấm ở tai, phương pháp điều trị phổ biến thường bao gồm thuốc nhỏ tai kháng nấm kết hợp với dung dịch rửa tai chuyên dụng để làm sạch khu vực bị nhiễm trùng trước khi sử dụng thuốc.
Bên cạnh đó, nấm móng ở chó có thể được cải thiện nhờ vào việc sử dụng khăn lau chống nấm, kết hợp với thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ thú y. Việc duy trì vệ sinh sạch sẽ và môi trường sống khô thoáng sẽ giúp hạn chế tình trạng tái nhiễm nấm, bảo vệ sức khỏe làn da và móng của thú cưng.
5. Chó bị nấm da nên ăn gì?
5.1 Omega 3
Omega-3 là một dưỡng chất quan trọng giúp hỗ trợ điều trị viêm da ở chó. Các axit béo này có khả năng kháng viêm, giảm tình trạng viêm nhiễm và làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Một số thực phẩm giàu Omega-3 gồm:
- Cá hồi và cá mòi: Hai loại cá này chứa nhiều Omega-3, giúp cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi của da, đồng thời giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Dầu cá: Nếu khó bổ sung cá vào chế độ ăn, dầu cá là giải pháp thay thế lý tưởng. Dầu cá cung cấp Omega-3 một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tìm hiểu ngay: Thức ăn cho chó DogSmile vị Bò
5.2 Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ da khỏi tổn thương và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Chó bị viêm da thường có da khô, dễ bong tróc, do đó bổ sung vitamin E giúp duy trì độ ẩm và bảo vệ da hiệu quả. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin E gồm:
- Trứng: Trứng là nguồn cung cấp vitamin E tự nhiên, dễ hấp thụ, giúp cải thiện tình trạng da khô và ngứa.
- Dầu thực vật: Các loại dầu như dầu hướng dương hoặc dầu ô liu cũng chứa nhiều vitamin E, có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của chó để tăng cường vitamin E.
Tìm hiểu ngay: Thức ăn cho chó DogSmile vị Gà Nướng
5.3 Kẽm
Kẽm là khoáng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ lành vết thương. Thiếu kẽm có thể gây ra các vấn đề về da, như viêm nhiễm hoặc vết thương lâu lành. Bổ sung kẽm giúp da chó phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ tái phát viêm da. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm:
- Thịt gà: Thịt gà cung cấp protein chất lượng cao và lượng kẽm dồi dào, hỗ trợ phục hồi da.
- Rau xanh: Các loại rau như cải bó xôi, bông cải xanh là nguồn cung cấp kẽm tự nhiên, giúp duy trì sức khỏe của da chó.
5.4 Protein thuỷ phân
Protein thủy phân là một dạng protein đã được phân tách thành các phân tử nhỏ hơn, giúp giảm nguy cơ dị ứng và hỗ trợ hệ tiêu hóa của chó. Đặc biệt, với những chú chó bị viêm da do dị ứng thực phẩm, protein thủy phân là lựa chọn lý tưởng giúp giảm kích ứng và cải thiện sức khỏe da.

Lợi ích của protein thủy phân đối với chó bị viêm da:
- Giảm nguy cơ dị ứng: Vì protein đã được xử lý để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, giúp giảm kích ứng da.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Dễ hấp thụ hơn so với protein thông thường, phù hợp với chó có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
- Cải thiện sức khỏe da và lông: Giúp da chó khỏe mạnh hơn, giảm tình trạng viêm da và rụng lông.
Các thức ăn cho chó được làm từ protein thuỷ phân:
6. Các câu hỏi liên quan khác
6.1 Bệnh nấm ở chó có lây sang người không?
Có. Các loại nấm như nấm má và hắc lào dễ dàng lây sang người. Người bị nhiễm nấm má do tiếp xúc, hôn hít, ngủ cùng thú cưng đang bị nấm hoặc có vi nấm trên lông. Bênh nấm hắc lào lây nhiễm sang người trong quá trình vuốt ve hoặc trải lông cho chó.
Triệu chứng của bệnh nấm da ở người là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và lan dần ra các vùng xung quanh, tạo thành hình đa vòng.
6.2 Chó bị nấm da kiêng ăn gì?
Chó bị nấm da kiêng thức ăn được làm từ bơ, trứng, hải sản, nấm hương và măng, bởi vì chúng có thể gây kích ứng, khiến chó khó chịu, làm vết thương chảy mủ. Ngoài ra, chó bị nấm không nên ăn thịt gia cầm nuôi công nghiệp, vì loại thức ăn này thường chứa hormone kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng. Khi chó tiêu thụ kháng sinh có trong thịt gà, vịt công nghiệp, chó có thể bị dị ứng hoặc kích ứng da.
Tìm hiểu ngay
Các dòng thức ăn hoàn chỉnh dành cho chó và mèo của Truoo Pet Care, sản phẩm được phát triển bởi Tập đoàn Hoàng Gia De Heus Hà Lan.
About the author

Jena Thảo
Marketing Officer
Với am hiểu về dinh dưỡng và kinh nghiệm nuôi 2 chú mèo và 1 chú chó, mình muốn chia sẻ đến tất cả người nuôi thú cưng kiến thức mà mình đã đúc kết trong quãng thời gian dài làm trong ngành công nghiệp thức ăn cho chó mèo.