Chế độ ăn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch cho chó
Bạn có biết vì sao có nhiều chú chó hay bị bệnh lặt vặt thường xuyên, dù bạn đưa chó đi bác sĩ bao nhiêu lần thì bệnh vẫn tái đi tái lại không? Đó là vì hệ miễn dịch của chó nhà bạn kém, đề kháng yếu dẫn đến cơ thể không thể chống lại virut xâm nhập từ bên ngoài.
1. Hệ thống miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch (tiếng Anh: immune system) là mạng lưới phức tạp bao gồm các cơ quan, tế bào bạch cầu, protein,... phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi vi rút, vi khuẩn, các loại nấm hay ký sinh trùng. Hệ thống miễn dịch cũng giúp cơ thể chữa lành các vết thương do nhiễm trùng và chấn thương.
Tiến sĩ thuộc Học viện Dinh dưỡng Thú y Hoa Kỳ (ACVN), Donna Raditic đã nhận định: “Hệ thống miễn dịch giống như một người quản gia luôn làm việc không ngừng nghỉ". Nó giúp xác định các mầm bệnh có khả năng gây hại và loại bỏ chúng trước khi tổn hại đến sức khoẻ và cơ thể của thú cưng. Đồng thời, hệ miễn dịch cũng làm việc như một rada giám sát, đảm bảo các tế bào hoạt động bình thường.
Khi hệ thống này mất cân bằng, chó dễ mắc các bệnh mãn tính, bệnh tiểu đường, viêm xương khớp, bệnh về gan và tim, ung thư,...
Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh dai dẳng, Truoo Pet Care sẽ cung cấp cho bạn 6 bước cơ bản để cải thiện hệ miễn dịch khoẻ mạnh cho chó thông qua bữa ăn hằng ngày nhé.
2. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho chó
Chế độ dinh dưỡng luôn là tuyến phòng thủ đầu tiên cho tất cả giống chó. Nếu thú cưng của bạn thường xuyên ăn thức ăn kém chất lượng, có chất bảo quản hoá học, màu nhuộm thực phẩm hoặc thức ăn có nhiều gia vị, dầu mỡ,... thì sức khoẻ của chó sẽ suy giảm mỗi ngày.
“Ruột chứa khoảng 70% hệ thống miễn dịch”, Tiến sĩ Susan Wynn, thuộc Học viện Dinh dưỡng Thú y Hoa Kỳ, giải thích. Bà cũng bình luận thêm: “Ruột là nơi chưa hệ vi sinh vật của cơ thể, là nơi tập hợp hơn 100 loài vi khuẩn. Và sự cân bằng vi khuẩn trong hệ vi sinh vật chiụ ảnh hưởng rất lớn từ chế độ ăn.”
Một bữa ăn hoàn chỉnh cần phải có đủ 6 yếu tố quan trọng là: nước, tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Tìm hiểu thêm: 5 cách cải thiện sức khoẻ đường ruột cho chó của bạn
2.1 Nước
Tương tự như con người, nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của thú cưng và chúng không thể tồn tại nếu thiếu nước quá lâu. Có thể bạn chưa biết, nước chiếm 65-80% trọng lượng cơ thể của chó, nhưng nó sẽ mất liên tục thông qua chất thải, nước bốc hơi chưởng của thời tiết. Ngoài ra, việc chó bị mất nước sẽ gây ra các biến chứng về tim mạch, thần kinh và hô hấp.
Một chú chó trưởng thành cần uống 65.2ml nước mỗi ngày. Bạn hãy ghi nhớ con số này nhé!
2.2 Chất đạm
Chất đạm (protein) có trong các loại thịt cá, thịt gà, bò,... là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và phải có trong khẩu phần ăn của mọi chú chó. Tuy nhiên việc tiêu thụ quá ít hoặc quá nhiều đạm động vật đều dẫn đến một số bệnh lý gây hại cho sức khoẻ của chó.
Tuỳ vào từng độ tuổi và giống chó, lượng đạm mà cơ thể chúng cần sẽ khác nhau. Chó đang ở trong giai đoạn phát triển sẽ cần lượng đạm nhiều hơn so với các độ tuổi khác. Tương tự, những chú chó già cần ăn ít chất đạm, chất béo lại và cần được bổ sung nhiều chất xơ hơn.
Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu chế độ ăn hoàn chỉnh cho chó hoặc quá bận rộn để nấu thức ăn riêng cho chó cưng, hãy tham khảo ngay những dòng thức ăn cho chó đến từ Hà Lan, được các chuyên gia dinh dưỡng Châu Âu thiết kế riêng dành cho chó tại Việt Nam như Thức ăn cao cấp dành cho chó DeFine Dog; Thức ăn hoàn chỉnh dành cho chó DogSmile.
Điểm đặc biệt trong sản phẩm thức ăn thú cưng cao cấp của Truoo Pet Care là có chứa protein thuỷ phân, giúp chó dễ tiêu hoá và hấp thụ hơn các loại thức ăn thương mại thông thường khác. Sản phẩm còn giúp giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá, ngăn ngừa bệnh viêm da, rụng lông do dị ứng thức ăn. Thức ăn hạt Truoo Pet Care là giải pháp tối ưu tại nhà và chi phí hợp lý nhất để chó, mèo nhà bạn có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
2.3 Tinh bột
Nhiều người nuôi thú cưng thường hiểu lầm về tinh bột trong thức ăn thú cưng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng trong thức ăn dành cho thú cưng đã chứng minh tinh bột không gây hại đến sức khoẻ của chó mà còn có một số lợi ích nhất định.
Tinh bột không chỉ dùng để nhắc đến gạo. Tinh bột còn bao gồm các loại củ quả như khoai tây, khoai lang, táo, bí đao, lúa mạch (chứa lượng protein cao). Các loại thực vật này đều không gây hại đến sức khoẻ vật nuôi, mà còn cung cấp lượng cacbonhyrate và vitamin để duy trì hệ miễn dịch của thú cưng.
Ngoài ra, đối với những chú chó bị béo phì, việc sử dụng nhiều tinh bột hơn sẽ khiến chúng dễ dàng cảm thấy no khi ăn ít thức ăn hơn bình thường, và vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn những thức ăn dành cho chó khi đi mua sắm. Bạn nên tránh mua đồ ăn có giá thành rẻ nhưng lại có tinh bột đứng đầu trong bảng thành phần. Chó của bạn sẽ thiếu hụt nguồn đạm động vật khi được cho ăn những loại thức ăn này.
2.4 Chất béo
Chất béo là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng cho thú cưng. Chất béo được chia thành 2 loại: chất béo hoà tan (hoà tan trong vitamin A, E, K) và chất béo không hoà tan.
Chất béo không chỉ giúp làm giảm cholesterol xấu mà còn giúp củng cố hàng rào bảo vệ - hay còn gọi là hệ miễn dịch - cho thú cưng trước những tác nhân gây hại đến sức khoẻ. Ngoài ra, da và lông của chó sẽ trở nên mềm mượt, không bị viêm nhiễm khi hấp thụ axit béo omega-3, omega-6 có trong chất béo hoà tan.
Chất béo không hoà tan đóng vai trò khác biệt. Chúng giúp kích thích sự ngon miệng chó cho cưng và cung cấp năng lượng để chó hoạt động trong ngày dài.
Theo Hiệp hội Văn phòng kiểm tra thực phẩm chăn nuôi Mỹ (AAFCO), lượng chất béo trong chế độ ăn hằng ngày của chó nằm ở mức: tối thiếu 8% chất béo trong lượng chất khô đối với chó con và tối thiểu 5% đối với chó trưởng thành.
2.5 Chất xơ
Các loại thực phẩm như trái cây, rau củ, yến mạch cung cấp lượng chất xơ đáng kể cho chó. Có hai loại chất xơ, bao gồm: xơ hoà tan (lên men nhanh và hoà tan trong nước), và xơ không hoà tan có tính chất trái ngược.
Chất xơ hoà tan giúp tăng độ ẩm cho chất thải của thú cưng và giảm thời gian vận chuyển đường tiêu hoá, giúp chó không bị táo bón sau khi tiêu thụ quá nhiều đạm. Đồng thời, chất xơ này cũng hỗ trợ hệ vi sinh vật đượng ruột, gián tiếp tăng cường hệ miễn dịch cho chó.
Chất xơ không hoà tan đóng vai trò ổn định đường ruột, kiểm soát tiêu chảy bên trong thú cưng thông qua việc hút chất lỏng trong ruột và đẩy ra ngoài.
Bạn nhớ lưu ý chất xơ trong khẩu phần ăn của thú cưng chỉ nên chiếm từ 5 đến 10% mỗi ngày thôi nhé.
2.6 Vitamin và khoáng chất
Đối với những người tự chế biến thức ăn cho chó tại nhà, tình trạng cung cấp thiếu chất dinh dưỡng thường xảy ra. Điều này bởi vì chó cần đa dạng các loại vitamin, khoáng chất đến từ nhiều loại thức ăn khác nhau. Đồng thời, chó không thể tự tổng hợp được vitamin và khoáng chất cho cơ thể, cần được hấp thụ thông qua thức ăn.
Nếu bạn là người mới nuôi thú cưng, thức ăn hoàn chỉnh dành cho chó DogSmile là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn và chó.
Các loại vitamin và khoáng chất thú cưng cần hấp thụ bao gồm: Vitamin A, B, C, D, E, K và khoáng chất: Magie, selen, sắt, kẽm.
About the author
Jena Thảo