Mèo của tôi có đang bị đau bụng không?

Lương Phương Thảo - Marketing Officer

Jena Thảo

Marketing Officer

27 tháng 10 2024
-
7 Phút
Mục lục

1. Hiểu về cách mèo tiêu hoá thức ăn

2. Dấu hiệu mèo đang bị rối loạn tiêu hoá

3. Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy

3.1 Thay đổi thức ăn 

3.2 Thức ăn ôi thiu nhiễm khuẩn 

3.3 Bệnh viêm nhiễm 

3.4 Căng thẳng stress 

4. Nguyên nhân mèo nôn mửa 

5. Giảm khả năng mèo bị rối loạn tiêu hoá 

5.1 Chế độ ăn chất lượng cao cho mèo

5.2 Chuyển đổi thức ăn mới cho mèo

Mèo có bị đau bụng không?

Cơn đau thắt bụng khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm một chỗ để cơn đau dịu đi. Khi chú mèo nhà trở nên uể oải bất thường, bạn tự hỏi liệu mèo có đang bị đau bụng không? 

Câu trả lời là có thể. Hệ tiêu hoá của mèo rất nhạy cảm, cho dù bạn chỉ thay đổi loại thức ăn cho mèo hay công thức nấu ăn, những chú mèo bụng yếu sẽ bị tiêu chảy hoặc nôn ói. 

Trong bài viết này, Truoo Pet Care sẽ giải đáp các câu hỏi của bạn: “Mèo của tôi có bị đau bị đau dạ dày không?”, “Dấu hiệu của mèo gặp vấn đề về tiêu hoá?”, và “Tôi có thể làm gì để mèo không bị đau bụng?” 

1. Hiểu về cách mèo tiêu hoá thức ăn

Giống như chúng ta, quá trình tiêu hoá của mèo bắt đầu khi bắt đầu đưa thức ăn vào miệng. Các enzyme trong nước bọt của mèo bắt đầu phân huỷ miếng thức ăn một cách chậm rãi. Răng nanh của mèo dài và sắc nhọn, hàm răng phát triển để có thể cắn xé thức ăn, trái ngược với cách ăn “nhai, nghiền" của con người.  

Hàm răng của mèo phát triển để cắn xé con mồi
Hàm răng của mèo phát triển để cắn xé con mồi

 

Khi thức ăn đi qua dạ dày, axit và các enzyme sẽ đẩy nhanh quá trình phân huỷ thức ăn, tạo thành dạng bán lỏng gọi là chyme di chuyển vào ruột non. Đây là nơi diễn ra hầu hết quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. 

Thành ruột non được phủ bởi các nhung mao - có hình dạng như những sợi lông nhỏ - giúp tăng diện tích bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng. 

Các thức ăn chưa tiêu hoá còn lại sẽ đi đến ruột già. Ruột già hấp thu nước và hình thành chất thải bài tiết. 

2. Dấu hiệu mèo đang bị rối loạn tiêu hoá

Các vấn đề về tiêu hóa ở mèo không phải là điều hiếm gặp - chúng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nôn mửa và tiêu chảy là hai dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bụng của mèo không ổn, và chúng không phải là những dấu hiệu duy nhất. 

-      Nôn mửa – thường do búi lông, ăn phải vật lạ hoặc do các vấn đề tiềm ẩn khác 

-      Tiêu chảy – có thể do không dung nạp thức ăn, nhiễm trùng hoặc thay đổi chế độ ăn uống 

Khi mèo bị rối loạn tiêu hoá, bạn có thể thấy thêm ít nhất là 1 triệu chứng dưới đây:  

-      Đầy hơi quá mưc 

-      Mất cảm giác thèm ăn 

-      Sụt cân 

-      Vùng bụng mềm 

-      Lông mất độ bóng, xơ xác 

-      Táo bón 

Mỗi triệu chứng đều có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, do đó bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ thú y hoặc tham khảo lời khuyên của các chuyên gia trước khi triệu chứng trở nặng. 

3. Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy

Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Truoo Pet Care, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở mèo.  

3.1 Thay đổi thức ăn 

Thay đổi thức ăn đột ngột là một trong những lý do phổ biến nhất. Mèo có hệ tiêu hóa khá nhạy cảm, nên việc đổi thức ăn mà không có sự chuyển đổi từ từ có thể khiến mèo bị tiêu chảy. Ngoài ra, một số chú mèo có thể bị dị ứng một số các thành phần cụ thể trong thức ăn, dẫn đến mèo bị đau bụng. 

3.2 Thức ăn ôi thiu và nhiễm khuẩn 

Thức ăn ôi thiu là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển. Vi khuẩn Salmonella và E.coli có trong thực phẩm bẩn không chỉ khiến mèo bị tiêu chảy mà còn có khả năng cao bị ngộ độc và tử vong. 

Những loại virus như Parvo và Calici có tính chất lây lan nhanh, đặc điểm của bệnh là xảy ra bất thình lình, mèo bị sốt, bỏ ăn, mất nước, suy nhược và nôn mửa. Mèo bị giảm bạch cầu có tỷ lệ tử vong cao.  

Không chỉ vậy, các ký sinh trùng đường ruột như giun móc và giun đũa cũng là một trong những yếu tố khiến mèo bị rối loạn tiêu hoá. Bạn nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho mèo và tiêm nhắc lại vacxin phòng bệnh. 

Bạn nên tiêm các mũi vacxin nhắc lại cho mèo
Bạn nên tiêm các mũi vacxin nhắc lại cho mèo

 

3.3 Bệnh viêm nhiễm 

Một số bệnh mãn tính như bệnh viêm ruột, suy giáp hoặc thậm chí là ung thư đường ruột đều có triệu chứng ban đầu là tiêu chảy. Điều này đòi hỏi sự quan sát và can thiệp kịp thời từ bác sĩ thú y. 

3.4 Căng thẳng và stress 

Stress cũng là một yếu tố đáng lưu ý. Các tình huống căng thẳng, thay đổi môi trường sống hoặc những sự kiện không mong đợi có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhạy cảm của mèo và gây ra tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như kháng sinh, cũng có thể dẫn đến vấn đề này. 

4. Nguyên nhân mèo nôn mửa

Nôn mửa là một vấn đề phổ biến ở mèo, thường xảy ra khi chúng muốn tống khứ lông trong bụng ra ngoài. Một số chú mèo ăn cỏ để thải ra những búi lông trong dạ dày. 

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là việc mèo ăn quá nhanh, khiến chúng dễ bị nôn ọe. Để khắc phục, bạn có thể cho mèo ăn thức ăn có kích thước lớn hơn, giúp làm chậm quá trình nhai và nuốt. Bạn cũng có thể chia nhỏ bữa ăn và cho ăn thường xuyên hơn hoặc dùng bát ăn chậm hoặc đĩa phẳng để giảm tốc độ ăn của mèo. 

Trong trường hợp nuôi nhiều mèo, sự cạnh tranh thức ăn có thể khiến chúng ăn nhanh hơn. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho mỗi con mèo ăn ở các khu vực riêng biệt.  

Một vấn đề nghiêm trọng cần lưu ý là mèo có thể vô tình nuốt phải dây khi chơi, gây ra tắc ruột. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần có sự can thiệp ngay lập tức của bác sĩ thú y để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng.  

Nôn mửa thường xảy ra phổ biến ở mèo
Nôn mửa thường xảy ra phổ biến ở mèo

 

5. Giảm khả năng mèo bị rối loạn tiêu hoá

5.1 Chế độ ăn chất lượng cao cho mèo 

Đôi khi, giải pháp cải thiện vấn đề tiêu hoá của mèo nằm ở việc tìm kiếm một chế độ ăn phù hợp. Những chú mèo có dạ dày nhạy cảm nên được cho ăn thức ăn bảo vệ hệ tiêu hoá có chứa Protein thuỷ phân. Nguồn dinh dưỡng chất lượng cao này không chỉ có tác dụng hạn chế tối đa tình trạng dị ứng, mà còn giàu Glutamine giúp tăng tăng cường bảo vệ niêm mạc ruột, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cho mèo. 

Nếu mèo của bạn thường xuyên liếm lông, bác sỹ thú y thường sẽ khuyên bạn lựa chọn loại thức ăn hỗ trợ tiêu hoá búi lông. Mèo cũng có thể bị đau bụng nếu chế độ ăn của chúng đột nhiên thay đổi, vì vậy bạn nên thay đổ thức ăn mới cho mèo dần dần. 

DeFine Cat - Bảo vệ hệ tiêu hoá dành cho những chú mèo có dạ dày nhạy cảm
DeFine Cat - Bảo vệ hệ tiêu hoá dành cho những chú mèo có dạ dày nhạy cảm

 

5.2 Chuyển đổi thức ăn mới cho mèo 

Để tránh rối loạn tiêu hóa khi chuyển đổi thức ăn, bạn nên giảm từ từ lượng thức ăn cũ, tăng dần thức ăn mới và sau đó thay thế hoàn toàn trong vòng 5-7 ngày. 

-      Ngày 1-2: 25% 
-      Ngày 3-4: 50% 
-      Ngày 5-6: 75% 
-      Ngày 7: 100% 

Lượng thức ăn của mèo nên được điều chỉnh phù hợp với giống, cân nặng và mức độ hoạt động của chúng nhằm duy trì cân nặng lý tưởng. Đồng thời, cần đảm bảo cung cấp đủ nước sạch theo nhu cầu của mèo. Sau khi cho ăn, sản phẩm nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và luôn đóng kín miệng bao để giữ cho thức ăn luôn tươi ngon. 

Hãy bảo vệ hệ tiêu hóa nhạy cảm của mèo cưng với dòng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt từ Truoo Pet Care. Được phát triển với công thức tiên tiến, sản phẩm không chỉ giúp giảm thiểu các vấn đề về tiêu hóa mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe toàn diện, giúp mèo của bạn luôn năng động, vui vẻ và khỏe mạnh mỗi ngày.  

Chọn Truoo Pet Care – sự lựa chọn an toàn và đáng tin cậy cho sức khỏe dài lâu của thú cưng. 

Tìm hiểu ngay

Các dòng thức ăn hoàn chỉnh dành cho chó và mèo của Truoo Pet Care, sản phẩm được phát triển bởi Tập đoàn Hoàng Gia De Heus Hà Lan.

About the author
Lương Phương Thảo - Marketing Officer

Jena Thảo

Marketing Officer

Với am hiểu về dinh dưỡng và kinh nghiệm nuôi 2 chú mèo và 1 chú chó, mình muốn chia sẻ đến tất cả người nuôi thú cưng kiến thức mà mình đã đúc kết trong quãng thời gian dài làm trong ngành công nghiệp thức ăn cho chó mèo.