8 dấu hiệu mèo bị stress - điều số 3 có thể khiến bạn bất ngờ!

Lương Phương Thảo - Marketing Officer

Jena Thảo

Marketing Officer

12 tháng 2 2025
-
6 Phút
Mục lục

1. 8 dấu hiệu mèo bị stress 

1.1 Tiếng mèo kêu chói tai 

1.2. Liếm lông quá mức 

1.3. Đi vệ sinh ngoài khay cát 

1.4. Mèo trở nên hung dữ 

1.5. Trốn tránh, ẩn nấp 

1.6. Ngủ nhiều ít vận động 

1.7. Chán ăn, bỏ ăn ít uống nước 

1.8. Tiêu chảy nôn mửa 

2. Cách giảm stress cho mèo 

3. Khi nào bạn nên đưa mèo đi bác ? 

8 dấu hiệu mèo bị stress - điều số 3 có thể khiến bạn bất ngờ!

Gần đây, mèo của bạn có những hành vi bất thường? Mèo ngủ nhiều hơn, không đi vệ sinh đúng chỗ, kêu gào liên tục? Bạn đừng chỉ quan, vì đó có thể là dấu hiệu mèo bị stress! 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí 8 dấu hiệu mèo bị căng thẳng – và điều số 3 có thể khiến bạn hoàn toàn bất ngờ. Hãy đọc ngay bài viết này để bảo vệ sức khỏe tinh thần cho mèo cưng. 

1. 8 dấu hiệu mèo bị stress

1.1 Tiếng mèo kêu chói tai 

Khi mèo căng thẳng, chúng có xu hướng kêu to hơn. Tiếng mèo kêu truyền tải chính xác tâm trạng và tình trạng của chúng. Do đó, khi mèo bị stress, chúng có thể phát ra những âm thanh cho thấy sự đau khổ.  

  • Meo meo liên tục – báo hiệu mèo cần sự chú ý hoặc đang cảm thấy không thoải mái. 
  • Gầm gừ, rít lên – thể hiện sự khó chịu, sợ hãi hoặc bị đe dọa. Tiếng kêu này có tác dibáo các động vật khác nên tránh xa mèo. 
  • Rên rỉ, tru dài – dấu hiệu của lo lắng, đau đớn hoặc chúng đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn. 

1.2. Liếm lông quá mức 

Hành vi tự chải chuốt lông giúp cơ thể mèo giải phóng endorphin, làm tăng cảm giác hài lòng và hạnh phúc. Khi mèo bị căng thẳng, chúng thường liêm lông nhiều hơn để giảm sự lo lắng. Nhưng liếm lông quá mức có thể khiến mèo bị kích ứng da, viêm da hoặc lở loét. Một số trường hợp mèo có thể tự cắn bản thân chảy máu, đứt đuôi. 

Bạn có thể giúp mèo bằng cách: 

  • Sử dụng vòng cổ chống liếm để hạn chế tình trạng này. 
  • Cung cấp đồ chơi và các hoạt động giúp mèo giảm stress. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu hành vi liếm lông kéo dài. 
  • Tạo thói quen dọn hộp vệ sinh và cho mèo ăn vào cùng một thời điểm mỗi ngày 

Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung cho mèo. 

1.3. Đi vệ sinh ngoài khay cát 

Bạn có bao giờ bực mình vì mèo đột nhiên trở nên hư đốn, chúng tiểu bậy ra ngoài khay cát mặc dù trước kia đi vệ sinh trong khay bình thường? Đây là một trong các biểu hiện mèo của bạn đang bị căng thẳng. Mèo làm vậy bởi vì mùi nước tiểu của chính chúng khiến chúng cảm thấy dễ chịu. Hành vi đánh dấu lãnh thổ này khiến mèo thấy an toàn hơn. 

Mèo thường đi vệ sinh ngoàu khay cát khi môi trường sống của mèo thay đổi hoặc bạn nhận nuôi thêm một chú chó, mèo mới.  

Một số lý do khác khiến mèo tiểu bậy ngoài khay cát là: 

  • Khay cát không sạch hoặc không phù hợp với sở thích của mèo. 
  • Mèo bị bệnh về đường tiết niệu, chẳng hạn như viêm bàng quang, nhiễm trùng hoặc sỏi tiết niệu. 

1.4. Mèo trở nên hung dữ 

Mèo đột nhiên trở nên hung dữ là dấu hiệu mèo bị stress
Mèo đột nhiên trở nên hung dữ là dấu hiệu mèo bị stress

 

Stress có thể khiến mèo trở nên hung dữ với con người hoặc các vật nuôi khác. Các dấu hiệu bao gồm: 

  • Cào, cắn hoặc nhảy chồm lên người. 
  • Rình rập và bất ngờ tấn công. 
  • Xù lông, gầm gừ hoặc nhe nanh. 

Giống với việc mèo đi tiểu bên ngoài khay cát, hành vi mèo hung dữ có thể bắt nguồn từ nguyên nhân y tế như mèo già suy giảm nhận thức, mèo bị thương, viêm khớp hoặc các căn bệnh gây đau đớn khác. Đưa mèo đi khám thú y là bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi cho mèo ăn bất kỳ loại thuốc gì để kiềm hãm hành vi hung hăng. 

1.5. Trốn tránh, ẩn nấp 

Trong khi một số chú mèo sẽ trở nên hung hăng, tấn công con người và động vật khác nếu cảm thấy bản thân bị đe doạ, một số con mèo phản ứng với stress bằng cách trốn vào gầm giường, tủ quần áo hoặc góc kín trong nhà. Hành vi này thường đi kèm với việc từ chối giao tiêếp với các thành viên khác trong gia đình. 

Khi mèo có dấu hiệu trốn tránh, không nên ép chúng ra ngoài. Thay vào đó, hãy tạo môi trường yên tĩnh và từ từ giúp chúng thư giãn, lấy lại sự tự tin. 

Mèo ngủ nhiều và ít vận động là dấu hiệu của bị căng thẳng
Mèo ngủ nhiều và ít vận động là dấu hiệu của bị căng thẳng

1.6. Ngủ nhiều và ít vận động 

Mèo có thể ngủ từ 16 - 20 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu bạn thấy mèo lười vận động hơn bình thường, có thể chúng đang bị stress. 

Việc giảm mức độ hoạt động có thể là dấu hiệu cho thấy mèo đang cố gắng đối phó với căng thẳng. Để giúp mèo nâng cao tinh thần và giảm thiểu lo lắng, bạn có thể cung cấp các hoạt động kích thích tinh thần cho mèo như cần câu mèo, cây leo, cỏ mèo,... 

 

1.7. Chán ăn, bỏ ăn và ít uống nước 

Khi bị căng thẳng, mèo có thể ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Nguyên nhân có thể do cortisol (một loại hormone gây căng thẳng) tăng cao, làm giảm cảm giác thèm ăn và có thể khiến mèo buồn nôn.  

Nếu mèo chán ăn kéo dài hơn 24 giờ, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe. 

1.8. Tiêu chảy và nôn mửa 

Căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như viêm ruột hoặc nhiễm trùng đường ruột. 

Nếu mèo bị tiêu chảy hoặc nôn kéo dài, cần đưa đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

2. Cách giảm stress cho mèo

Sau khi nhận diện dấu hiệu mèo bị stress, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp mèo bình tĩnh lại: 

  • Đưa mèo đi khám thú y để loại trừ các nguyên nhân mèo bị bệnh. 
  • Sử dụng sản phẩm giảm lo âu như thuốc an thần hoặc thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ thú y. 
  • Tạo không gian sống thoải mái cho mèo, bao gồm chỗ ngủ yên tĩnh, cây leo, đồ chơi và khu vực cào móng. 
  • Thiết lập thói quen cố định để giúp mèo cảm thấy an toàn hơn. 
  • Giảm căng thẳng từ vật nuôi khác bằng cách huấn luyện hoặc sắp xếp lại môi trường sống. 

3. Khi nào bạn nên đưa mèo đi bác sĩ?

Nếu mèo có các dấu hiệu sau, bạn nên đưa chúng đi khám ngay: 

  • Bỏ ăn hoặc chán ăn kéo dài trên 24 giờ. 
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục trên 24 giờ. 
  • Mèo tránh né hoàn toàn, không phản ứng khi được gọi. 
  • Dấu hiệu đau đớn rõ ràng, như kêu rên, đi khập khiễng, hoặc khó đi vệ sinh. 

Việc phát hiện sớm và xử lý đúng cách có thể giúp mèo nhanh chóng lấy lại trạng thái tinh thần tốt nhất. Nếu bạn nhận thấy mèo của mình có dấu hiệu stress, hãy kiên nhẫn và dành nhiều sự quan tâm hơn để giúp chúng cảm thấy an toàn và thoải mái hơn. 

 

Tại Truoo Pet Care, chúng tôi không chỉ quan tâm đến dinh dưỡng mà còn đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của thú cưng. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những mẹo chăm sóc hữu ích và các tin tức mới nhất giúp mèo cưng của bạn luôn khỏe mạnh và an toàn! 

 

Tìm hiểu ngay

Các dòng thức ăn cao cấp dành cho cá Koi của Truoo Pet Care, sản phẩm được phát triển bởi Tập đoàn Hoàng Gia De Heus Hà Lan.

About the author
Lương Phương Thảo - Marketing Officer

Jena Thảo

Marketing Officer

Với am hiểu về dinh dưỡng và kinh nghiệm nuôi 2 chú mèo và 1 chú chó, mình muốn chia sẻ đến tất cả người nuôi thú cưng kiến thức mà mình đã đúc kết trong quãng thời gian dài làm trong ngành công nghiệp thức ăn cho chó mèo.