Biểu hiện của chó sau khi tiêm phòng 7 bệnh là gì?
Mục lục
1. Tại sao nên tiêm vacxin cho chó?
2. Những dấu phản ứng phổ biến nhất với vac-xin ở chó là gì?
2.1 Uể oải
2.2 U cục và áp-xe
2.3 Hắt hơi và các triệu chứng giống cảm lạnh
2.4 Phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vacxin
3. Tôi có thể ngăn chặn phản ứng kích ứng của chó bằng cách nào?
Việc tiêm vacxin giúp chó có đề kháng tốt hơn với các bệnh truyền nhiễm và bảo vệ chó khỏi những mầm virus tiềm ẩn. Tuy nhiên, một số chú chó có phản ứng lạ sau thời gian tiêm.
Hãy cùng Truoo Pet Care tìm hiểu những biểu hiện của chó sau khi tiêm phòng 7 bệnh và những việc cần làm nếu người bạn bốn chân có phản ứng khác thường nhé.
1. Tại sao nên tiêm vacxin cho chó?
Nếu chó không được tiêm phòng đầy đủ, chúng có khả năng mắc phải những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Ngay cả khi chúng đã được chữa trị, chó của bạn có thể chịu đựng đau đơn trong thời gian dài.
Lợi ích chính của việc tiêm phòng 7 bệnh cho chó là:
- Bảo vệ chó khỏi các căn bệnh đe doạ đến tính mạng
- Tăng cường khả năng miễn dịch, giảm khả năng mắc bệnh truyền nhiễm
- Ngăn ngừa việc lây truyền bệnh tật cho con người, ví dụ như bệnh dại ở co
- Tiết kiệm chi phí chữa bệnh và thăm khám sau khi bị bệnh.
Ngoài ra, nếu bạn có dự định đưa chó đi du lịch nước ngoài hoặc định cư nơi khác, những chú chó chưa được tiêm phòng đầy đủ không được phép đi máy bay.
2. Những biểu hiện của chó sau khi tiêm phòng 7 bệnh là gì?
Sau khi tiêm vacxin, chó sẽ có biểu hiện một số phản ứng phụ từ nhẹ đến nặng tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và khả năng tiếp nhận vacxin của cơ thể chó. Bạn cần quan sát để lưu ý về các tình trạng có thể xảy ra và xử lý kịp thời.
2.1 Uể oải
Sau khi tiêm phòng 7 bệnh, chó thường có biểu hiện chán ăn, sốt nhẹ. Tuy nhiên, đây là phản ứng bình thường vì hệ thống miễn dịch của chó đang phản ứng lại để phù hợp với vacxin. Tình trạng này sẽ phục hồi sau 1-3 ngày.
Nếu bạn nhận thấy chó vẫn không khoẻ sau đó, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn thêm.
2.2 U cục và áp-xe
Một trong những biểu hiện của chó sau khi tiêm phòng 7 bệnh là nơi kim tiêm đâm vào da xuất hiện một cục u nhỏ, cứng, khiến vùng đó trở nên nhạy cảm. Những cục u này hình thành do hệ thống miễn dịch của chó đang cố gắng giải quyết tình trạng kích ứng tại chỗ.
Cục u và áp-xe và thường xẹp sau vài ngày. Chủ nuôi có thể dùng khăn ấm để chườm cho chó dễ chịu hơn.
2.3 Hắt hơi và các triệu chứng giống cảm lạnh
Một số bệnh như cúm chó (Bordetella Bronchiseptica), virus đường hô hấp truyền nhiễm (Parainfluenza) được đưa vào cơ thể chó bằng cách nhỏ giọt hoặc xịt vào mũi. Do đó, chó phản ứng lại với các loại vacxin này bằng cách hắt hơi, sổ mũi và ho - tương tự như biểu hiện của những chú chó bị cảm lạnh.
Hầu hết chó sẽ khỏi “bệnh" sau 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện chó hồi phục trong vòng vài ngày hoặc phát triển các phản ứng nghiêm trọng hơn, hãy đưa chó đi bác sĩ thú y.
2.4 Phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vacxin
Hầu hết các chú chó có triệu chứng nhẹ và kéo dài trong thời gian ngắn sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, chó có thể bị sốc hoặc phản vệ. Điều duy nhất bạn cần làm là mang chó đi bác sĩ càng sớm càng tốt và cung cấp đầy đủ thông tin về loại vacxin đã sử dụng và thời gian tiêm.
Sốc: các triệu chứng bao gồm nhịp tim chậm, huyết áp giảm và chó bị suy nhược toàn thân. Khi vạch miệng chó, bạn cũng có thể thấy lưỡi chúng xám và niêm mạc nhợt nhạt.
Phản vệ: là một dạng dị ứng nghiêm trọng bao gồm sưng mặt, tiêu chảy, chó gãi liên tục vì ngứa, nổi mề đay, nôn mửa và khó thở. Phản vệ thường xảy xa ngay sau khi chó của bạn được tiêm phòng (thường là khi bạn vẫn còn ở trong phòng khám).
Để đảm bảo sức khỏe và theo dõi tốt hơn, bạn nên tiêm vacxin cho chó vào buổi sáng. Lúc này cơ thể chú chó đáp ứng với miễn dịch có thể theo dõi sát sao và xử lý kịp thời khi có bất kì dấu hiệu xấu nào. Nếu bạn tiêm buổi chiều hoặc tối, bác sĩ thú y không làm việc đêm sẽ không cấp cứu kịp thời.
3. Tôi có thể ngăn chặn phản ứng kích ứng của chó bằng cách nào?
Tiêm vắc-xin là một bước thiết yếu để bảo vệ sức khỏe dài hạn cho chó. Mặc dù nguy cơ phản ứng nghiêm trọng là rất thấp, nhưng nếu chó của bạn đã từng có phản ứng với vacxin, bạn cần thông báo cho bác sĩ thú y để nhận được tư vấn nên và không nên tiêm loại vacvxin nào cho chó.
Khi tiêm nhiều loại vắc-xin cùng lúc, nguy cơ chó gặp phản ứng phụ có thể tăng, đặc biệt là ở những chú chó nhỏ. Do đó, bạn có thể chia lịch tiêm thành nhiều ngày thay vì tiêm tất cả các loại cùng lúc.
4. 5 lưu ý khi chăm sóc sau khi tiêm phòng cho chó
4.1 Không tắm ngay sau khi tiêm ngừa
Trong vòng 3 ngày sau khi tiêm phòng, chó cần phải kiêng nước, không được tắm rửa vì cơ thể chó đang dần thích ứng với vacxin. Nếu chó bắt buộc phải tắm, bạn có thể cho chó tắm phấn tắm khô.
Bạn cũng cần lưu ý không cho chó phơi nắng quá lâu hoặc để chúng dầm mưa.
4.2 Không cho tiếp xúc với động vật khác
Nếu chó của bạn vừa tiêm ngừa xong, bạn không nên thả rông chó. Hãy cách ly chó của bạn và những động vật khác trong nhà, nhất là những chú chó mèo chưa được tiêm phòng và chó mèo hoang ngoài khu phố.
4.3 Hạn chế để chó vận động mạnh
Bạn không nên chó chó đi chơi xa để tránh sự thay đổi thất thường của thời tiết, hoặc để chó ở ngoài trời đang mưa gió, âm u, nắng nóng trên 32 độ C. Đặc biệt, chó của bạn cần ngừng các hoạt động mạnh như huấn luyện, chạy đua, chơi trò nhặt bóng trong vòng 14 ngày sau khi tiêm phòng 7 bệnh.
Tại Truoo Pet Care, chúng tôi không chỉ quan tâm đến dinh dưỡng mà còn đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của thú cưng. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những mẹo chăm sóc hữu ích, giúp chó và mèo yêu của bạn luôn khỏe mạnh và an toàn!
Tìm hiểu ngay
Các dòng thức ăn hoàn chỉnh dành cho chó và mèo của Truoo Pet Care, sản phẩm được phát triển bởi Tập đoàn Hoàng Gia De Heus Hà Lan.
About the author
Jena Thảo
Marketing Officer
Với am hiểu về dinh dưỡng và kinh nghiệm nuôi 2 chú mèo và 1 chú chó, mình muốn chia sẻ đến tất cả người nuôi thú cưng kiến thức mà mình đã đúc kết trong quãng thời gian dài làm trong ngành công nghiệp thức ăn cho chó mèo.