Sự thật cần biết: phốc sóc mang thai bao lâu và cách chăm sóc chúng
Mục lục
1.x Cách nhận biết chó phốc sóc đang mang thai
2. Chó phốc sóc mang thai bao lâu thì đẻ?
3. Cách chăm sóc chó phốc sóc khi đang mang thai
3.1 Chế độ dinh dưỡng
3.2 Vận động nhẹ nhàng
4. Tự đỡ đẻ cho chó phốc sóc tại nhà
4.1 Chuẩn bị sẵn đồ dùng cần thiết
4.2 Gần ngày dự sinh của chó phốc sóc
4.3 Giai đoạn 1 của quá trình chuyển dạ
4.4 Giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ
4.5 Giai đoạn 3 của của quá trình chuyển dạ
5. Sự thật cần biết về phốc sóc trong thời kỳ mang thai
5.1 Chó phốc sóc tăng cân khi mang bầu
5.2 Chó phốc sóc thường đẻ bao nhiêu con?
5.3 Chó giao phối bao lâu thì có bầu?
5.4 Nên cho chó phốc sóc mang thai từ lúc mấy tuổi?
Chó phốc sóc mang thai bao lâu là câu hỏi được nhiều chủ nuôi quan tâm. Thời gian mang thai trung bình của chúng kéo dài từ 58-63 ngày. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về cách nhận biết chó phốc sóc mang thai, cách chăm sóc trong suốt thai kỳ, cũng như các dấu hiệu và cách chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
1. Cách nhận biết chó phốc sóc đang mang thai
Sau khi phối giống từ 2-3 tuần, chó phốc sóc của bạn đang mang thai nếu có biểu hiện:
- Ăn nhiều và ngủ nhiều hơn bình thường.
- Có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ và không hứng thú với việc chạy nhảy.
- Tâm trạng thay đổi thất thường thể hiện qua việc đột nhiên bám dính lấy bạn hoặc né xa
- Bụng trở nên săn chắc, sau vài tuần, nó sẽ bắt đầu to ra.
- Núm vú tăng gấp đôi kích thước bình thường và dễ dàng thấy được (trước đây thường bị che khuất bởi lông)
- Xuất hiện hành vi làm tổ
Thông thường, các biểu hiện mang bầu của chó phốc sóc rõ ràng hơn vào tuần thứ 2 của thai kỳ. Từ tuần thứ 3 và thứ 4, bạn sẽ biết chắc rằng chó đang có chó con vì bụng sưng to.
Ngoài ra, để biết chính xác chó phốc sóc có đang mang thai không, bạn có thể mang chó đến phòng khám thú y để kiểm tra. Có bốn phương pháp các bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện, bao gồm:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra hormone relaxin. Xét nghiệm này có thể đưa ra kết quả chính xác ngay sau ngày thứ 22 ngày giao phối. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chờ đến ngày thứ 27 sau khi giao phối để nhận được kết quả chắc chắn hơn.
- Siêu âm cho ra kết quả chó phốc sóc có đang mang thai hay không vào ngày thứ 28 sau khi phối giống
- Bác sĩ thú y sờ nắn phần bụng của thú cưng để xác nhận thai kỳ sớm nhất là vào ngày thứ 28
- Chụp X - quang để xác nhận số lượng chó con sẽ chào đời, bạn có thể nhận được kết quả chính xác từ ngày thứ 55 sau khi phối.
2. Chó phốc sóc mang thai bao lâu thì đẻ?
Phốc sóc có thời gian mang thai trung bình từ 58–63 ngày. Nếu phốc sóc sinh trước ngày thứ 57, chúng được xem là sinh non. Nếu đến ngày 71 nhưng chó phốc sóc chưa có dấu hiệu sinh con, bạn cần gọi bác sĩ thú y để can thiệp. Lúc này chó mẹ có khả năng phải sinh mổ.
Chó phốc sóc có thời gian mang thai tương tự như hầu hết các giống chó khác. Bởi vì, sinh lý học chung của loài chó cho biết thời gian mang thai của chó phụ thuộc vào quá trình phát triển của phôi thai, không bị ảnh hưởng nhiều bởi kích thước hay giống.
Tuy nhiên, một số yếu tố đặc trưng của Phốc Sóc có thể ảnh hưởng đến cách mang thai và sinh sản của chúng. Phốc Sóc dễ gặp vấn đề về sức khỏe trong thai kỳ, chẳng hạn như hạ đường huyết hoặc khó sinh, do kích thước nhỏ. Ngoài ra, cũng vì phốc sóc là chó cỡ nhỏ, bạn cần theo dõi chặt chẽ và chăm sóc kỹ chúng trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là những tuần cuối cùng sắp sinh.
3. Cách chăm sóc chó phốc sóc khi đang mang thai
3.1 Chế độ dinh dưỡng
Khoảng 1 tháng sau khi mang thai, cảm giác thèm ăn của chó phốc sóc tăng lên khiến chúng bắt đầu ăn nhiều gấp đôi so với trước đây. Đến những tuần cuối cùng, lượng thức ăn của phốc sóc sẽ nhiều gấp 3 lúc chưa mang bầu.
Cơ thể phốc sóc cần bổ sung lượng calo lớn để nuôi chó con trong bụng và sản xuất sữa. Do đó, trong 9 tuần thai kỳ và 4-6 tuần cho con bú tiếp theo, chó phốc sóc cần được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng cho chó mang thai và bổ sung đẩy đủ protein và canxi để cho có thể phát triển toàn diện.
Nấu ăn tại nhà cho chó phốc sóc là lựa chọn tuyệt vời để chăm sóc những chú chó sắp sinh. Tuy nhiên, nếu bạn quá bận rộn với công việc, học tập và không đủ thời gian để nấu đồ ăn mỗi ngày, bạn có thể chọn mua thức ăn dành cho chó mang thai.
Thức ăn dành cho chó mang thai và chó con đang bú mẹ DeFine Dog là lựa chọn tối ưu cho người yêu thương thú cưng. Không chỉ được kiểm soát chặt chẽ về nguồn nguyên liệu đầu vào, thức ăn cho chó mang thai DeFine Dog - Tăng cường sức khoẻ toàn diện còn được làm từ thịt và cá thật, không chứa chất độn, phụ gia hay phẩm màu.
3.2 Vận động nhẹ nhàng
Bạn nên cho thú cưng tập thể dục nhẹ nhàng như dắt chó đi bộ, nô đùa mỗi ngày thay vì để chó nằm yên một chỗ. Điều này giúp chó khoẻ mạnh hơn, qua trình mang thai, sinh sản cũng trở nên thuận lợi hơn.
4. Tự đỡ đẻ cho chó phốc sóc tại nhà
4.1 Chuẩn bị sẵn đồ dùng cần thiết
Nếu trong quá trình mang thai, chó phốc sóc nhà bạn không có triệu chứng gì bất thường thì bạn có thể tự đỡ đẻ cho chúng tại nhà. Có hơn 98% chú chó phốc sóc có thể tự sinh con mà không cần sự hỗ trợ hoặc biến chứng.
Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị các vật dụng sau để phòng cho các trường hợp khẩn cấp:
- Nhiệt kế
- Ga trải giường, khăn tắm không còn được sử dụng hoặc nhiều tờ báo
- Chỉ nha khoa hoặc sợi chỉ
- Đèn sưởi
- Một chiếc chuồng riêng, sạch sẽ vàvà ấm áp
- Đồ đựng thức ăn, nước uống sạch sẽ
- Bóng hút - loại dùng để hút chất nhầy khỏi trẻ sơ sinh
- Sự kiên nhẫn và khẳ giữ bình tĩnh trong các tình huống đột xuất
4.2 Gần ngày dự sinh của chó phốc sóc
Hai tuần trước ngày dự sinh của chó, bạn cần đo nhiệt độ cho chó qua trực tràng. Bạn nên bôi trơn và đưa nhiệt kế vào khoảng 1cm, giữ nguyên trong vòng 3 phút. Nhiệt độ bình thường của chó phốc sóc là từ 38,33 độ C đến 39.16 độ C (101 độ F – 102 độ F).
Khi nhiệt độ của chó mẹ giảm xuống dưới 37.77 độ C (100 độ F), đây là dấu hiệu chó sắp chuyển dạ. Bạn nên chuyển cho chuồng đẻ nhé.
Nếu chó phốc sóc không chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau khi nhiệt độ giảm dưới 37.77 độ C, bạn cần mang chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
4.3 Giai đoạn 1 của quá trình chuyển dạ
Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của chó phốc sóc sẽ giãn ra và các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện. Giai đoạn này có thể gây đau đớn cho chó. Một số dấu hiệu bạn có thể nhận thấy chó đang chuyển dạ bao gồm:
- Hành động bồn chồn
- Run rẩy
- Thở gấp
- Nôn (thường là nôn cấp tính)
- Khóc lóc và/hoặc rên rỉ
Trong giai đoạn này, bạn không được cho chó ăn. Bởi vì nếu chó không sinh thường được mà cần phải mổ lấy thai khẩn cấp, dạ dày của chó không nên có thức ăn.
Nếu chó của bạn có vẻ rất khát, ví dụ như thở hổn hển quá mức, bạn có thể cho chó uống nước mát.
Chó Poodle thường nôn khi bắt đầu chuyển dạ, nhưng tình trạng này diễn ra cấp tính. Quá trình chuyển dạ của chó Poodle có thể kéo dài từ 4 đến 18 giờ.
4.4 Giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ
Đây là giai đoạn chó con sẽ được sinh ra. Trong một số trường hợp, một luồng chất lỏng có thể được đẩy ra trước khi chó con đầu tiên được sinh ra. Mỗi chó con sẽ được sinh ra trong túi ối riêng biệt.
Trong một số trường hợp, túi ối sẽ vỡ khi chó con được sinh ra. Có nhiều trường hợp túi ối có thể giữ nguyên và chó mẹ sẽ xé ra cho chó con mới sinh. Nếu chó mẹ không tự làm điều này, bạn cần can thiệp bằng cách xé túi ối.
Sau đó, chó mẹ sẽ nhai đứt dây rốn và liếm con chó con để làm thông đường thở và kích thích hô hấp. Nếu chó mẹ không làm điều này, bạn có thể dùng bóng hút để làm sạch chất lỏng từ cả đường mũi và miệng của chó con. Tiếp theo, hãy kích thích hô hấp của chó con bằng cách xoa ngón tay nhẹ nhàng lên ngực và lưng chúng.
Chó con sẽ được sinh ra từng con một, và thời gian giữa mỗi lần rặn đẻ có thể kéo dài từ 5 phút đến 60 phút sau mỗi cơn co thắt mạnh. Chó con không phải lúc nào cũng sinh ra theo kiểu đầu trước; một số con có thể sinh ra với chân trước hoặc nằm nghiêng.
Tốt nhất là bạn không can thiệp và để quá trình này diễn ra tự nhiên. Tuy nhiên, nếu chó con có dấu hiệu bị kẹt, bạn có thể nhẹ nhàng kéo theo chuyển động vòng cung xuống và về phía sau.
Việc chó mẹ nuốt tất cả các mô, bao gồm nhau thai, túi ối và dây rốn, là điều bình thường.
4.5 Giai đoạn 3 của của quá trình chuyển dạ
Sau khi tất cả chó con đã được sinh ra, chó mẹ sẽ bước vào giai đoạn thứ ba của quá trình chuyển dạ. Lúc này, tử cung sẽ co bóp hoàn toàn để đẩy hết nhau thai, máu và chất lỏng còn lại ra ngoài.
Khi bạn chắc chắn rằng tất cả chó con đã được sinh ra, bạn có thể bắt đầu vệ sinh khu vực đó. Khi mọi thứ đã sạch sẽ, hãy để chó mẹ và đàn chó con quấn quýt với nhau trên một tấm ga trải giường hoặc chăn mới và sạch.
Bạn nên đặt một miếng đệm sưởi ấm dưới tấm ga trải giường hoặc chăn, nhưng không để chó con nằm trực tiếp trên miếng đệm sưởi ấm. Hãy quan sát kỹ để đảm bảo tất cả đều ổn.
5. Sự thật cần biết về phốc sóc trong thời kỳ mang thai
5.1 Chó phốc sóc tăng cân khi mang bầu
Nhìn chung, chó phốc sóc có thể tăng thêm 20% cân nặng bình thường sau khi mang thai.
5.2 Chó phốc sóc thường đẻ bao nhiêu con?
Phốc sóc thuộc giống chó nhỏ, do đó số lượng con non sinh ra trong một lứa cũng không nhiều. Trùng bình trong 1 lần mang thai, chó phốc sóc sinh từ 1-5 con.
5.3 Chó giao phối bao lâu thì có bầu?
Sau khi giao phối từ 2-3 tuần, bạn có thể mang chó phốc sóc đi kiểm tra xem chó có bầu không. Bởi vì từ ngày từ 22-28 sau khi phối giống, xét nghiệm đã trả kết quả chính xác về việc chó có bầu hay không.
5.4 Nên cho chó phốc sóc mang thai từ lúc mấy tuổi?
Chó phốc sóc có thể mang thai trong kỳ động dục đầu tiên (xảy ra từ 4 tháng tuổi đến 12 tháng, một số con động dục muộn nhất là vào tháng thứ 15). Tuy nhiên, Truoo Pet Care khuyến cáo bạn không nên cho chó phối giống quá sớm bởi vì cơ thể của chó chưa trưởng thành hoàn toàn và xương chậu chưa đạt chiều rộng tối đa.
Tại Truoo Pet Care, chúng tôi không chỉ quan tâm đến dinh dưỡng mà còn đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của thú cưng. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những mẹo chăm sóc hữu ích và các tin tức mới nhất giúp chó cưng của bạn luôn khỏe mạnh và an toàn!
Tìm hiểu ngay
Các dòng thức ăn hoàn chỉnh dành cho chó và mèo của Truoo Pet Care, sản phẩm được phát triển bởi Tập đoàn Hoàng Gia De Heus Hà Lan.
About the author
Jena Thảo
Marketing Officer
Với am hiểu về dinh dưỡng và kinh nghiệm nuôi 2 chú mèo và 1 chú chó, mình muốn chia sẻ đến tất cả người nuôi thú cưng kiến thức mà mình đã đúc kết trong quãng thời gian dài làm trong ngành công nghiệp thức ăn cho chó mèo.